Ngôi nhà gạch đỏ ứng dụng công nghệ xanh của nữ giảng viên xây cho bố mẹ ở quê nhà
Cập nhật: 08:07 23/05/2024
Glass Brick Dwelling tọa lạc tại làng Bayi, huyện Linwei, thành phố Weinan, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Đây là ngôi nhà gạch đỏ của một nữ giảng viên cùng chồng góp tiền xây nhà cho bố mẹ trên mảnh đất đã bị bỏ không hơn 16 năm.
Ngôi nhà gạch đỏ Glass Brick Dwelling được nữ giảng viên và chồng tích cóp xây cho ba mẹ
Từ một ngôi nhà bị bỏ hoang biến thành ngôi nhà gạch đỏ ấn tượng
Ban đầu, ngôi nhà được xây dựng vào khoảng năm 2000, thuộc kiểu nhà 1 tầng mái bằng với kết cấu cột và dầm ở bên trong. Sau nhiều năm bỏ không, ngôi nhà dần xuống cấp với nhiều vấn đề như mái nhà bị thấm nước, không gian bí bách vì thông gió kém, tối tăm, nấm mốc trên tường.
Với lần cải tạo này, chủ nhà muốn mở rộng thêm không gian, bổ sung khu vực chức năng, áp dụng kiểu mái dốc bản địa, có khoảng sân xanh và chi phí xây dựng tiết kiệm.
Hiện trạng ngôi nhà cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng vì lâu không có người ở
Sau khi khảo sát kỹ, các KTS quyết định sử dụng kiểu cấu trúc hỗn hợp “gạch + khung” cho Glass Brick Dwelling. Trong đó, phần chính sẽ là cấu trúc gạch, có cột để tăng cường sự chắc chắn, phần tường gạch kính có bổ sung cấu trúc bê tông cốt thép; mái nhà là hệ thống xà gồ, có kết cấu thép nhẹ giúp giảm bớt trọng lượng, bên trên lợp ngói đỏ.
Quá trình xây dựng Glass Brick Dwelling, cấu trúc nhà chủ yếu sử dụng gạch đỏ, bê tông cốt thép, có kết hợp thêm gạch kính,...
Glass Brick Dwelling ứng dụng kiểu kiến trúc truyền thống tại địa phương
Ngôi nhà sẽ có 3 khoảng sân: sân trước, sân giữa và sân sau. Trong đó, sân trước là nơi để xe, trồng trọt và đóng vai trò là vùng đệm giữa Glass Brick Dwelling với đường quốc lộ. Khoảng sân giữa hay sân trung tâm chính là khu vực sinh hoạt chính, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí hàng ngày. Khoảng sân sau là nơi để kho chứa đồ và chôn hệ thống đường ống.
Sơ đồ phân bổ các khu vực trên khu đất
Glass Brick Dwelling là một ngôi nhà 2 tầng với cách bố trí lối di chuyển xung quanh khu vực chức năng
Ở tầng 1, cửa ra vào và hàng lang phơi nắng nằm ở phía nam
Lối hành lang phần mái bằng kính nên đón được trọn vẹn ánh nắng
Các không gian sinh hoạt chung như phòng khách, phòng ăn, quầy bar đặt ở trung tâm
Không gian nội thất khá đơn giản, chủ yếu sử dụng các chất liệu mộc tại địa phương như gỗ, tre, gạch mộc,...
Tuy sử dụng chất liệu mộc nhưng cách ứng dụng được biến tấu sáng tạo, độc đáo
Rất nhiều chi tiết nội thất có hình dáng thô tạo được điểm nhấn cho không gian, đơn cử như chiếc cửa gỗ trượt
Không gian bếp sử dụng tông màu trầm tối hơn nhưng vẫn tạo được cảm nhận gọn gàng, đủ sáng
Không gian nhẹ nhàng, thân thiện và gần gũi với các yếu tố tự nhiên
Khoảng sân phía sau nhà là nơi trữ đồ và đáp ứng nhiều mục đích sử dụng khác
Để giải quyết vấn đề tiếng ồn ở đường quốc lộ, tiếp giáp với phía Nam ngôi nhà thì phòng ngủ ở tầng 1 và tầng 2 được bố trí ở phía Bắc
Khoảng sân phía trước kết hợp với bức tường làm từ gạch kính rỗng giúp tạo khoảng đệm và cách âm hiệu quả.
Glass Brick Dwelling là một ngôi nhà bền vững, thân thiện với môi trường
Glass Brick Dwelling là một ngôi nhà bền vững, ứng dụng thích ứng công nghệ xanh vào xây dựng. Gió, ánh sáng, nước và các yếu tố tự nhiên khác đều được đội ngũ KTS nghiên cứu kỹ, lồng ghép vào trong nhà. Qua đó, ngôi nhà có thể thích ứng tốt với các biến đổi khí hậu ở các mùa.
Ngôi nhà gạch đỏ Glass Brick Dwelling là một công trình bền vững
Phòng hướng Nam sử dụng các khối gạch kính lớn, cửa sổ dài để tối đa hóa ánh sáng tự nhiên
Phía trên phòng khách, một phần mái được loại bỏ để thêm giếng trời giúp lấy sáng và thông gió, đồng thời tản nhiệt hiệu quả
Các cửa sổ bên ngoài được làm từ khung hợp kim nhôm, kính cách âm,… với diện tích mở được kiểm soát chặt chẽ giúp tạo điều kiện thông gió tự nhiên vào mùa hè và cản gió, chống lạnh vào mùa đông
Mái nhà được thiết kế theo kiểu mái nhà truyền thống Guanzhong, giúp mùa hè thì mát mẻ còn mùa đông thì ấm áp, giữ nhiệt. Phần mái hướng về phía Nam có lắp thêm pin năng lượng mặt trời, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện hàng ngày của gia đình
Một số vị trí đón nhiều nắng sẽ được dùng các vật liệu phù hợp, qua đó giúp điều hòa không khí trong nhà hiệu quả hơn
Để tái chế nước mưa, một hệ thống lọc nước mưa được thiết kế và lắp đặt từ trên mái, dẫn xuống hồ chứa, cung cấp nước tưới cho cây cối. Còn về nước thải thì ống nước trong phòng tắm được kết nối với bể tự hoại ở sân sau. Nước thải sinh hoạt từ vòi hoa sen, máy giặt và nhà bếp thì dẫn sang bể xử lý khác, sau khi được làm sạch thì sẽ xả vào bể chứa để tưới tiêu cho đất nông nghiệp.
Bản vẽ mô phỏng hệ thống tái chế trong Glass Brick Dwelling
Nước tái chế sẽ được sử dụng để tưới tiêu
Từ thiết kế đến xây dựng, Glass Brick Dwelling đều đáp ứng yêu cầu hài hòa với bối cảnh, sử dụng cân bằng giữa các loại vật liệu, kỹ thuật truyền thống với không gian kiến trúc hiện đại. Kết quả đạt được là một ngôi nhà vừa mang hơi hướng bản địa, vừa thân thiện với môi trường, có tính bền vững cao và tạo sự thoải mái cho cả ba mẹ khi sinh sống tại đây.
Bản vẽ chi tiết công trình
Nguồn: Sưu tầm
Tin mới hơn
- Nhà cấp 4 nở hậu của gia đình trẻ với khu vườn xanh đầy mơ ước (Hôm qua)
- Giải pháp nhà ở tận dụng những không gian bỏ hoang, bị lãng quên (20/12/2024)
- Tổ ấm được tạo nên từ những câu chuyện xưa cũ và một tình yêu dành cho Sài Gòn (19/12/2024)
- Thiết kế nhà vườn xanh mát kết hợp hoàn hảo nét truyền thống và hiện đại (17/12/2024)
- Nhà 1 tầng có vườn hoa trung tâm, không gian thư giãn tuyệt vời giữa lòng phố thị (17/12/2024)
Tin cũ hơn
- Nhà 1 tầng có vườn là đủ hạnh phúc với gia đình ba thế hệ ở Đồng Nai (22/05/2024)
- Nhà 2 tầng đục lỗ, vừa thoáng đãng vừa đáp ứng sở thích của gia chủ tại Đà Nẵng (21/05/2024)
- Căn hộ duplex 150m2 của gia chủ 9x ở Hà Nội, hoàn thiện với 11 tỷ đồng (20/05/2024)
- Ngôi nhà gạch mộc ứng dụng kỹ thuật truyền thống giúp thích ứng khí hậu mưa nhiều (18/05/2024)
- Nhà 1 tầng 94m2, không gian sống xanh bình yên giữa thành phố ồn ào (17/05/2024)